Bóng đá Nữ được FIFA tổ chức để tìm ra nhà vô địch vào năm 1991 tại Trung Quốc. Đó là giải đấu được tranh tài bởi các đội tuyển quốc gia là thành viên của Liên đoàn bóng đá thế giới.

Bóng đá Nữ ngày càng được quan tâm nhiều hơn khi nhiều đội tuyển quốc gia được thành lập. FIFA quyết định tổ chức Giải vô địch bóng đá Nữ thế giới vào đầu thập niên 90.

Theo thể thức, các đội tuyển Nữ phải tranh vé ở từng Châu lục và vùng lãnh thổ. Do được FIFA phân bổ nhiều nhất nên Châu Âu có vòng loại riêng. Các châu lục và vùng lãnh thổ còn lại thì thông qua giải vô địch của mình. Chẳng hạn, 2 suất của Châu Á được lựa chọn từ giải vô địch Châu Á 1991…

Kể từ 1991, Giải vô địch bóng đá Nữ thế giới đã trãi qua 8 lần được tổ chức. 4 đội tuyển Nữ quốc gia từng được vinh danh là Mỹ, Đức, Na Uy và Nhật.

6 quốc gia từng đăng cai World cup là Trung Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Thụy Điển. Australia và New Zealand sẽ tổ chức giải đấu thứ 9 (Từ 20/7 đến 20/8/2023).

8 bảng đấu của kỳ World cup 2023 tại New Zealand và Australia

1991

Trung Quốc từng tổ chức thành công giải bóng đá Nữ vào 1988. Từ sự kiện này, FIFA lựa chọn Trung Quốc là quốc gia đăng cai Giải vô địch bóng đá Nữ thế giới vào năm 1991.

Theo sự phân bổ của FIFA, Châu Âu có 5 đại diện, Châu Á có 2 đại diện. Trong khi các khu vực còn lại mỗi nơi chỉ có 1 đại diện góp mặt ở vòng chung kết.

Ngoài chủ nhà Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nigeria, New Zealand, Brazil, Mỹ, Đan Mạch, Đức, Italy, Na Uy và Thụy Điển vượt qua vòng loại.

Đối với phiên bản đầu tiên, tất cả các trận đấu chỉ kéo dài 80 phút. Đồng thời, mỗi trận thắng chỉ được tính 2 điểm.

Lễ khai mạc giải vô địch bóng đá nữ Thế giới 1991

Santiago Gimenez Giúp Mexico Vô Địch Cúp Vàng Concacaf 2023

Chủ nhà Trung Quốc khẳng định vị thế khi chiếm ngôi đầu bảng A. Tuyển Mỹ và Đức thi đấu ấn tượng khi toàn thắng cả 3 trận vòng bảng.

Đoàn quân của Anson Dorrance tiếp tục đá bại Đài Loan 7-0. Trong khi tuyển Đức cũng thẳng tiến vào Bán kết sau trận thắng Đan Mạch 2-1.

Pia Sundhage ghi bàn thắng duy nhất cho Thụy Điển, khiến chủ nhà Trung Quốc sớm chia tay giải đấu. Trong khi chiếc vé Bán kết còn lại thuộc về các cô gái Na Uy.

Các cô gái của huấn luyện viên Even Pellerud lên tinh thần sau trận thắng Italy. Vì vậy, bất chấp nhận bàn thua sớm, tuyển Na Uy vẫn đá bại Thụy Điển 4-1 để thẳng tiến vào chung kết.

Tuyển Panama: Hành Trình Đến Trận Chung Kết

Ở trận Bán kết còn lại, tuyển Mỹ và Đức tạo ra trận cầu hấp dẫn. Carin Jennings lập hat-trick cho tuyển Mỹ trong vòng 32 phút. Heidi Mohr thu ngắn cách biệt cho tuyển Đức ngay trong hiệp 1.

Tuy nhiên, April Heinrichs tái lập cách biệt 3 bàn cho tuyển Mỹ ở phút 54. Cuộc rượt đuổi tỉ số tiếp tục diễn ra trong giai đoạn tiếp theo. Bettina Wiegmann ghi bàn cho tuyển Đức thì Heinrichs lại tái lập cách biệt 3 bàn cho tuyển Mỹ.

Cuối cùng, tuyển Mỹ của Anson Dorrance khuất phục tuyển Đức 5-2 để cùng với tuyển Na Uy tranh chức vô địch Thế giới tại Quảng Châu.

Kết quả vòng loại trực tiếp của giải vô địch bóng đá nữ Thế giới 1991
Tranh hạng 3 và Chung kết

Sau thất bại trước người Mỹ, tuyển Đức xuống tinh thần. Vì vậy, tuyển Thụy Điển dễ dàng thiết lập tỉ số 4-0 trong trận tranh hạng 3.

63 ngàn người chứng kiến tuyển Mỹ và Na Uy tạo ra trận đấu hấp dẫn. Akers-Stahl mở tỉ số cho tuyển Mỹ thì Linda Medalen san bằng tỉ số cho Na Uy ngay trong hiệp 1.

Đội trưởng April Heinrichs cùng với Carin Jennings và Michelle Akers-Stahl phối hợp cực kỳ ăn ý. Michelle Akers-Stahl 1 lần nữa khiến tuyển Na Uy nhận bàn thua ở phút 78. Chính bàn thắng này mà Michelle Akers-Stahl giúp tuyển Mỹ trở thành nhà vô địch Thế giới đầu tiên.

Tuyển Mỹ vô địch khi World cup lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc

Trong khi Carin Jennings được vinh danh là cầu thủ xuất sắc nhất của giải đấu. Còn Akers-Stahl thì giành được Chiếc giày vàng sau 10 lần làm tung lưới đối phương.

1995

Được FIFA chọn là chủ nhà của World cup 1995, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên đăng cai World cup ở cả giải Nam và Nữ.

Giải đấu có sự góp mặt của 12 đội tuyển Nữ quốc gia đến từ sáu liên đoàn châu lục. Thể thức thi đấu không thay đổi so với lần đầu tiên. Tuy nhiên, phiên bản thứ 2 có sự thay đổi khi mỗi trận thắng sẽ được tính 3. Đồng thời, thời gian trận đấu tăng lên 90 phút so với 80 phút của năm 1991.

Mexico Lần Thứ 11 Lọt Vào Chung Kết

Lần này, Nhật Bản vào Tứ kết giải nhờ có thành tích tốt cùng với Đan Mạch khi kết thúc ở vị trí thứ 3. Tuyển Anh lần đầu tiên góp mặt ở sân chơi Thế giới cũng vào Tứ kết với vị thế nhì bảng B. Tương tự là Trung Quốc ở bảng C và chủ nhà Thụy Điển ở bảng A.

Nhà đương kim vô địch Mỹ tiếp tục khẳng định mình khi dẫn đầu bảng C. Trong khi tuyển Đức và Na Uy cũng có được ngôi đầu ở bảng A và bảng B.

Theo quy định, các đội tuyển vào Tứ kết sẽ đủ điều kiện tham dự Thế vận hội Mùa hè 1996. Tuyển Mỹ, Đức và Na Uy lần lượt đá bại Nhật Bản, Anh và Đan Mạch để thẳng tiến vào Bán kết.

Nhật Bản bị Mỹ loại ở Tứ kết

Maria Ulrika Kalte từ chối chiến thắng của Trung Quốc bằng bàn thắng ở phút bù giờ. Vì trước đó, Sun Qingmei giúp Trung Quốc vươn lên từ phút 29. Tuy nhiên, chủ nhà Thụy Điển cũng dừng bước ở Tứ kết khi thua 3-4 trong loạt sút 11m.

Panama Lần Thứ 3 Vào Chung Kết Cúp Vàng Concacaf

Tuyển Mỹ của huấn luyện viên Tony Dicicco lúc bấy giờ bế tắt trước Na Uy. Thậm chí đại diện của Bắc Mỹ còn trở thành cựu vô địch bởi bàn thắng duy nhất của Ann Aarones. Trong khi tuyển Đức đá bại Trung Quốc cũng nhờ pha làm bàn duy nhất của Bettina Wiegmann.

Tuyển Mỹ chia tay sân chơi World cup 1995 bằng tấm huy chương đồng khi khuất phục Trung Quốc 2-0. Trong trận chung kết, Hege Riise và Pettersen lần lượt ghi bàn giúp tuyển Na Uy đá bại tuyển Đức 2-0.

Tuyển Na Uy vô địch World cup 1995

Chẳng những chinh phục World cup 1995, tuyển Na Uy còn thâu tóm luôn các danh hiệu cá nhân cao quý. Hege Riise được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Trong khi Ann Aarones nhận giải vua phá lưới với 6 lần làm tung lưới đối phương.

1999

Sau Thế vận hội 1996, nước Mỹ tiếp tục đăng cai Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 1999. Giải lần thứ 3 là phiên bản đầu tiên có đến 16 đội tuyển tham dự vòng chung kết. Đồng thời, trọng tài Nữ cũng được đưa vào để điều khiển các trận đấu.

Trọng tài Nữ bắt đầu tham gia điều khiển các trận đấu World cup

Trận chung kết, chủ nhà Mỹ đánh bại Trung Quốc 5-4 trong loạt sút luân lưu sau khi cả 2 bất phân thắng bại. Brandi Chastain ghi quả phạt đền quyết định ở quả đá thứ năm, sau một pha bỏ lỡ trước đó của Liu Ying của Trung Quốc.

2003

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2003 là phiên bản thứ tư của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới. Do Trung Quốc bùng phát của dịch SARS nên Mỹ tiếp tục đăng cai vòng chung kết. Tuy nhiên, tuyển Mỹ thất bại 0-3 trước tuyển Đức ở Bán kết. Cuối cùng, người Mỹ cũng được an ủi bằng tấm huy chương đồng khi đá bại Canada.

Tuyển Đức sau khi thắng chủ nhà 3-0, tiếp tục thành công trong trận chung kết. Bất phân thắng bại trong thời gian chính thức, nhưng người Đức vẫn khuất phục Thụy Điển 2-1 trong hiệp phụ. Với chức vô địch vào năm 2003, Đức trở thành quốc gia đầu tiên vô địch World Cup cả nam và nữ.

Đức là quốc gia đầu tiên vô địch World cup cả Nam lẫn Nữ

2007

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới trở lại Trung Quốc vào năm 2007. Giải đấu đã chứng kiến trận đấu kỷ lục tại Thượng Hải, khi Đức đánh bại Argentina với tỷ số 11–0.

Đức trở thành đội tuyển đầu tiên bảo vệ được ngôi vô địch khi đánh bại Brazil 2– 0 trong trận chung kết. Đồng thời, tuyển Đức cũng thiết lập kỷ lục giữ sạch lưới trong suốt giải đấu.

Tuyển Đức lần thứ 2 vô địch World cup

2011

Tuyển Đức có cơ hội kéo dài sự thống trị bóng đá Nữ. Bởi FIFA chấp nhận cho đăng cai vòng chung kết World cup 2011. Tuy nhiên, người Đức phải dừng bước ở Tứ kết bởi pha làm bàn duy nhất của Maruyama.

Chủ nhà Đức bị Nhật Bản loại ở Tứ kết

Maruyama cùng đồng đội giúp tuyển Nhật Bản thẳng tiến vào chung kết khi đá bại Thụy Điển 3-1. Sawa và đồng đội chơi 1 trận đấu quả cảm trước tuyển Mỹ Frankfurt.

2 lần bị dẫn trước nhưng tuyển Nhật Bản vẫn buộc người Mỹ bước vào loạt sút 11m. Thủ môn Ayumi Kaihori trở thành người hùng giúp Nhật Bản khuất phục người Mỹ 3-1. Đoàn quân của Norio Sasaki trở thành đội tuyển Nữ Châu Á đầu tiên giành chức vô địch FIFA World Cup.

Nữ Nhật Bản là đội Châu Á đầu tiên vô địch Thế giới

2015

Canada lần đầu tiên vinh dự giành quyền đăng cai vòng chung kết World cup vào năm 2015. Giải vô địch bóng đá nữ thế giới lần thứ bảy diễn ra ở sáu thành phố trên khắp Canada.

Nhật Bản là nhà đương kim vô địch

Đây là giải đấu mà FIFA quyết định tăng số lượng ở vòng chung kết lên 24 đội. ​​Ngoại trừ chủ nhà Canada, 134 đội tuyển quốc gia phải trải qua vòng loại để tranh 23 suất còn lại.

Đây là kỳ World Cup đầu tiên sân cỏ nhân tạo được đưa vào thi đấu. Chủ nhà Canada thành công ở vòng đấu bảng khi chiếm ngôi đầu bảng A. Tuy nhiên, đoàn quân của John Herdman lúc bấy giờ cũng phải dừng lại ở Tứ kết.

Chủ nhà Canada bị tuyển Anh loại ở Tứ Kết

Trong khi Nhật Bản tiếp tục thể hiện mình để tái lập lại trận chung kết với tuyển Mỹ. Cũng ghi 2 bàn thắng nhưng người Nhật đã không thể bảo vệ ngôi vô địch World cup. Bởi vì, tuyển Mỹ có Carli Lloyd tỏa sáng rực rỡ.

Ngoài cú hat-trick của Carli Lloyd thì tuyển Mỹ còn có thêm 2 bàn thắng từ Holiday và Tobin Heath. Đá bại Nhật Bản 5-2, tuyển Mỹ lần thứ 3 chinh phục sân chơi World cup.

Tuyển Mỹ lần thứ 3 vô địch World cup

2019

Tuyển Mỹ lần thứ tư chinh phục sân chơi World cup khi đá bại Hà Lan trong trận chung kết tại Lyon.

Sơn Bách


Khám phá thêm từ Thể thao 24_7

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

2 thoughts on “Bóng đá Nữ Thế giới”
  1. Lúc World nữ 2023 sắp khởi tranh, tôi cứ nghĩ tuyển nữ Việt Nam sẽ vô địch thế giới 2023. Nào ngờ khi tham gia thi đấu và kết thúc thì Việt Nam xếp cuối các đội tham dự. Hơn nữa tuyển nữ Việt Nam đá bóng thua các đội họ tập, thật chán. Vậy tôi có kiến nghị nên giải thể đợ tuyển nữ Việt Nam để quá nhục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá thêm từ Thể thao 24_7

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc